PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NINH GIANG
TRƯỜNG THCS VĨNH HOÀ
Video hướng dẫn Đăng nhập

TRUYỀN THÔNG VỀ TẬT KHÚC XẠ HỌC ĐƯỜNG

 

PHẦN 1: Truyền thông về tật khúc xạ học đường

 

 

Tật khúc xạ học đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Tại 3 tỉnh/thành tham gia dự án Chăm Sóc Mắt Học Đường (Hải Dương, Đà Nẵng và Tiền Giang), ước tính có 88.200 bạn từ 6-15 tuổi bị suy giảm thị lực do các tật về mắt, mà phổ biến nhất là cận thị. Suy giảm thị lực ảnh hưởng đến sự phát triển của các em và có thể làm giảm cơ hội được học tập và đến lớp của các em, và có tác động lâu dài về mặt nhận thức, giáo dục và xã hội.

1. Thế nào là tật khúc xạ học đường?

  • Tật khúc xạ gồm 4 bệnh chính: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị.
  • Truyền thông về khúc xạ học đường chủ yếu tập trung 3 bệnh chính là: cận thị, viễn thị, loạn thị.

2. Nguyên nhân của tật khúc xạ học đường

Có 2 nguyên nhân chính:

  • Do đặc điểm di truyền
  • Do mắt phải làm việc liên tục trong thời gian dài, ở khoảng cách quá gần, và trong điều kiện ánh sáng yếu.

3. Tác hại của tật khúc xạ học đường

  • Tật khúc xạ sẽ khiến mắt nhìn không rõ từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và sinh hoạt của các bạn học sinh;
  • Cận thị nặng có thể dẫn đến mù loà;
  • Một số loại tật khúc xạ (viễn thị nặng, loạn thị, lệch khúc xạ) có thể gây lác/lé dẫn đến nhược thị một mắt.

4. Cách phát hiện tật khúc xạ học đường

4.1 Biểu hiện chính của cận thị là:

  • Nhìn xa không rõ, cụ thể thầy cô viết trên bảng học sinh nhìn trên bảng chữ không rõ, ngồi viết bài đầu cuối rất thấp;
  • Đi kèm mỏi hay nhức mắt.

4.2. Biểu hiện chính của viễn thị là:

  • Nhìn gần và xa đều không rõ;
  • Đi kèm hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt và có thể chảy nuớc mắt.

4.3 Biểu hiện chính của loạn thị là:

  • Khi nhìn hình ta thấy hình méo mó hoặc bị nhìn mờ khi nhìn xa và nhìn gần;
  • Hay mệt mỏi, đau đầu, nhức mắt.

Do đó, khi các em thấy mắt mình có các biểu hiện giống như trên, thì các em phải lên phòng y tế của trường để kiểm tra thị lực, nếu có thị lực giảm <7/10, các thầy/cô y tế trường học nên chuyển các em đến Trung tâm Y tế Huyện hoặc Bệnh viện Mắt để khám và điều trị.

5. Điều trị đối với tật khúc xạ học đường

  • Khi được chuẩn đoán có tật khúc xạ, việc đeo kính đúng độ và thường xuyên là cách tốt nhất để hạn chế tác hại của tật khúc xạ.
  • Điều quan trọng là các em cần học cách tự khám thị lực bằng việc sử dụng bảng thị lực rút gọc 4m được treo tại sân trường. Khi phát hiện ít nhất một mắt của mình không được đúng 5 chữ trên bảng thị lực, em hãy đến phòng y tế nhà trường kiểm tra lại, sau đó báo bố mẹ đưa em đi khám ở trung tâm y tế huyện hoặc bệnh viện Mắt càng sớm càng tốt.

6. Cách phòng – chống tật khúc xạ học đường (cận thị, viễn thị, loạn thị…):

  1. Không đọc sách, học bài, làm việc với máy tính, xem tivi ở khoảng cách gần và liên tục trong thời gian quá lâu, quá nhiều. Sau 45 phút đọc sách, học bài và làm việc với máy tính, em hãy để mắt nghỉ ngơi 5-10 phút, xoa nhẹ lên mắt nhiều lần;
  2. Tăng cường tham gia các hoạt động ngoài trời;
  3. Nên đi khám 6 tháng 1 lần;
  4. Tư thế khi ngồi học phải ngồi thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi mặt sát xuống bàn, khoảng cách từ mắt đến vở là 30 – 35cm;
  5. Cần đảm bảo đủ ánh sáng trên lớp học và khi học bài (cụ thể có đèn bàn nơi học bài);
  6. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm có nhiều vitamin A như trứng, thịt, cá, rau xanh, củ có màu đỏ (cà rốt, cà chua…) 

 

PHẦN 2: Giao lưu trả lời câu hỏi thông qua trò chơi

 

 

TRÒ CHƠI

ĐỐ VUI CÓ THƯỞNG

Số lượng phần quà

Chọn đáp án đúng

1

Khi có chỉ định đeo kính của bác sỹ, các bạn mắc tật khúc xạ không nên đeo kính thường xuyên vì kính sẽ gây hại cho mắt, đúng hay sai:

  1. Đúng
  2. Sai

Đáp án đúng: b.

Người dẫn chương trình giải thích và nhấn mạnh rằng:

  • Đeo kính giúp bảo vệ mắt tốt hơn,
  • Kính không gây hại cho mắt.
  • Nếu không đeo kính thường xuyên, những bạn học sinh mắc tật khúc xạ sẽ không nhìn rõ mọi vật xung quanh, không nhìn rõ chữ khi học bài. Dần dần, mắt của những bạn này sẽ ngày càng kém đi rất nhanh, thậm chí có thể dẫn đến những bệnh nặng hơn như lác/lé, thậm chí có thể gây nhược thị (là một bệnh khiến mắt không nhìn được).

3

Nhóm học sinh dẫn phần trò chơi “Đố vui có thưởng” sẽ đưa ra tình huống như sau:

“Rất nhiều bạn học sinh mặc dù đã đi khám mắt và được bác sỹ cấp kính phù hợp, tuy nhiên các bạn không đeo kính thường xuyên. Một trong lý do phổ biến mà các bạn đưa ra là “quên”. Vậy, các bạn hãygiúp những bạn này bằng cách đưa ra các sáng kiến giúp các bạn mắc tật khúc xạ không bị quên đeo kính nhé. Sẽ có 3 phần quà hấp dẫn dành cho 3 bạn đưa ra những sáng kiến tuyệt vời nhất.

  • Bạn thứ nhất: …
  • Bạn thứ hai…
  • Bạn thứ ba: …

Ghi chú: Nhóm học sinh ghi lại những sáng kiến này và gửi thầy cô giáo để gửi về Sở Giáo dục và đào tạo Hải Dương.

1

Bạn hãy cho biết các vị trí treo bảng thị lực trong khuân viên trường mình?

Đáp án đúng: Tùy vào từng trường sẽ có nhiều vị trí treo bảng thị lực do dự án cấp. Nếu bạn nào trả lời đúng được nhiều vị trí nhất sẽ nhận được 1 phần quà.

1

Khoảng cách để đứng tự kiểm tra thị lực so với bảng thị lực treo ở sân trường là bao nhiêu mét?

  1. 3m
  2. 4m
  3. 5m

Đáp án đúng: b

1

Khi phát hiện ít nhất một mắt của mình không đọc được đúng bao nhiêu chữ cái trên bảng thị lực thì bạn đến phòng y tế để kiểm tra lại?

  1. 7 chữ
  2. 5 chữ
  3. 3 chữ

Đáp án đúng: b

1

Em nên tự kiểm tra thị lực với bảng thị lực treo ở sân trường bao lâu một lần?

  1. Thường xuyên tự kiểm tra
  2. 6 tháng/lần
  3. 1 năm /lần

Đáp án đúng: a. Người dẫn chương trình nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng nhất của bảng tự kiểm tra thị lực là mỗi bạn học sinh có thể tự kiểm tra thị lực của mình một cách đơn giản và thường xuyên (hàng tuần).

2

Câu hỏi thực hành

Gọi 2 học sinh xung phong nêu cách tự kiểm tra thị lực.  Hai phần quà sẽ gửi tới 2 bạn

Đứng ở vạch quy định cách bảng 4m.

Kiểm tra lần lượt từng mắt (nếu kiểm tra mắt trái em hãy dùng tay hoặc bìa sách sách che nhẹ lên mắt bên phải và làm tương tự với mắt còn lại)

Lưu ý:  cần che nhẹ mắt và đứng thẳng khi kiểm tra.

Khi không nhìn đúng 5 chữ trên bảng - ở cả hai dòng chữ ở một hoặc hai mắt hãy báo với GVCN, cán bộ y tế, cha mẹ để kiểm tra lại và tư vấn cách điều trị.

PHẦN 3: GVCN truyền thông với PHHS trong cuộc họp phụ huynh đầu năm

-------------------------------------------------------------


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nhằm đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” và Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, đồng thời, động viên, tiếp thêm nghị lực cho các em học sinh có hoà ... Cập nhật lúc : 15 giờ 26 phút - Ngày 3 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2023-2024; nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em, tạo điều kiện để các em thiếu nhi tham gia các hoạt động xã hội, đưa r ... Cập nhật lúc : 15 giờ 31 phút - Ngày 3 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động Đội, ngay từ đầu năm học, Liên đội căn cứ vào tình hình thực tế, tham mưu với ban giám hiệu và xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động “Giờ ra chơi trải ... Cập nhật lúc : 16 giờ 32 phút - Ngày 3 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
CHÚC MỪNG 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH (26/3/1931-26/3/2024) ... Cập nhật lúc : 20 giờ 6 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Trong không khí sôi nổi của đoàn viên, thanh niên chào mừng kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024) ... Cập nhật lúc : 20 giờ 17 phút - Ngày 26 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Nhằm kịp thời động viên tinh thần các em học sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi môn “Toán-Văn-Anh” cấp Huyện đợt 2 năm học 2023-2024. Sáng ngày 23/03/2024 BGH nhà trường đã tổ chức gặp mặt h ... Cập nhật lúc : 22 giờ 16 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Dự án Chăm sóc mắt học đường mở rộng được chính thức bắt đầu từ tháng 01/2021 đến tháng 12/2024 theo Quyết định số 1902/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh Hải Dương. Ngày 09/8/2021, Sở GD& ... Cập nhật lúc : 21 giờ 57 phút - Ngày 23 tháng 3 năm 2024
Xem chi tiết
Với mong muốn trang bị cho các em những kiến thức hiểu biết về chủ đề tình bạn và các kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường. Sáng ngày 11 tháng 03 năm 2024, trong tiết chào cờ, Liên đội đã t ... Cập nhật lúc : 15 giờ 43 phút - Ngày 3 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện nội dung chương trình kế hoạch hoạt động Đội của HĐĐ tỉnh Hải Dương cũng như của BTV huyện đoàn Ninh Giang, chiều ngày 19/03/ 2024 , Liên đội kết hợp với Giáo viên Tổ Tiếng Anh tro ... Cập nhật lúc : 15 giờ 47 phút - Ngày 3 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện nội dung chương trình kế hoạch hoạt động Đội của HĐĐ tỉnh Hải Dương cũng như của BTV huyện đoàn Ninh Giang, Nhằm giáo dục cho các em đội viên nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi tr ... Cập nhật lúc : 15 giờ 51 phút - Ngày 3 tháng 5 năm 2024
Xem chi tiết
1234567891011121314151617
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Xay_dung_ngan_hang_de_hoc_ky_1_nam_hoc_2017_-_2018
Xay_dung_ngan_hang_de_hoc_ky_1_nam_hoc_2017_-_2018
Xay_dung_ngan_hang_de_hoc_ky_1_nam_hoc_2017_-_2018
Hướng dẫn dạy lồng ghép an ninh quốc phòng với 1 số môn
MẪU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2016 - 2017
Kiểm kê đồ dùng 2016-2017
Mẫu sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017
Đáp án và biểu điểm môn Địa 89 kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
Đáp án và biểu điểm môn Sử 9 kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
Đáp án và biểu điểm môn Sử 8 kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
Đáp án và biểu điểm môn Sử 7 kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
Đáp án và biểu điểm môn Sử 6 kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
Đáp án và biểu điểm môn Hóa, Lí, Địa kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
Đáp án và biểu điểm môn Toán kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
Đáp án và biểu điểm môn Văn, Sinh kì I 2016-2017 PGD Ninh Giang
12
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Biên bản rà soát Chiến lược phát triển THCS Vĩnh Hòa
Kế hoạch bổ sung Chiến lược phát triển THCS Vĩnh Hòa
Kế hoạch Chiến lược phát triển THCS Vĩnh Hòa
KẾ HOẠCH Điều chỉnh chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 - 2024
CHỦ ĐỀ STEM: LÀM GIÀN PHƠI THÔNG MINH
CHỦ ĐỀ STEM: LÀM GIÁ ĐỖ TỪ CÁC DỤNG CỤ ĐƠN GIẢN
CHỦ ĐỀ STEM: NƯỚC LAU NHÀ XODA 5% HƯƠNG CHANH
Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn hè 2019 của PGD
Công văn hướng dẫn viết SK năm 2018-2019
Hướng dãn xây dựng đề kiểm tra học kì I năm học 2018-2019
Hướng dẫn dạy lồng ghép chương trình an ninh quốc phòng từ 2016-2017
Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác
Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác
Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác
Hướng dẫn sử dụng bảng tương tác
1234